Tin tức Archives - Công Ty TNHH Duy Hưng https://duyhungpaper.com/category/tin-tuc/ DuyHung Paper Sun, 16 Aug 2020 07:16:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://duyhungpaper.com/wp-content/uploads/sites/149/2020/08/Screen-Shot-2020-08-25-at-9.18.36-AM.png Tin tức Archives - Công Ty TNHH Duy Hưng https://duyhungpaper.com/category/tin-tuc/ 32 32 Sự khác nhau giữa bột giấy làm từ cây gỗ cứng và cây gỗ mềm https://duyhungpaper.com/160/ https://duyhungpaper.com/160/#respond Sat, 15 Aug 2020 09:48:47 +0000 http://localhost/duyhungpaper.com/?p=160 1/ Bột giấy gỗ cứng? Bột giấy gỗ mềm? Bột giấy là vật liệu dạng xơ sợi, được chế biến từ các loại nguyên liệu thực vật, với mục đích chủ yếu nhằm sản xuất giấy. Ngành công nghiệp giấy sử dụng rất nhiều loại gỗ với những đặc tính khác nhau. Trong quá trình […]

The post Sự khác nhau giữa bột giấy làm từ cây gỗ cứng và cây gỗ mềm appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>

1/ Bột giấy gỗ cứng? Bột giấy gỗ mềm?

Bột giấy là vật liệu dạng xơ sợi, được chế biến từ các loại nguyên liệu thực vật, với mục đích chủ yếu nhằm sản xuất giấy. Ngành công nghiệp giấy sử dụng rất nhiều loại gỗ với những đặc tính khác nhau. Trong quá trình sản xuất, tùy theo yêu cầu kỹ thuật và tính chất đặt ra, nhà sản xuất sẽ kết hợp các loại gỗ và đồng thời xử lý cơ hóa để có được giấy thành phẩm đạt chuẩn mong muốn.

Dựa vào nguồn gỗ nguyên liệu, người ta chia làm 2 loại bột giấy:

  • Bột giấy gỗ mềm (Softwood pulp): Bột giấy được sản xuất từ nguyên liệu cây gỗ mềm (là những loại cây lá kim, quả tròn, cây xanh suốt năm), ví dụ như tùng, bách, thông, sam hồng, sam mây… Bột giấy từ thân cây gỗ mềm có tính linh hoạt tốt, tạo nên các đặc tính về độ bền của giấy, như: độ chịu kéo, độ chịu bục, độ chịu xé….

Hầu hết, các loại gỗ mềm mọc ở khu vực cao. Phần Lan, Canada, Thụy Điển là nơi sản xuất bột gỗ mềm chính trên toàn thế giới.

Cây gỗ mềm và bột giấy làm từ cây gỗ mềm

  • Bột giấy gỗ cứng (Hardwood pulp): Gỗ cứng thường có kích thước lớn và trọng lượng lớn, dễ bị cong vênh, nứt và khó gia công. Bột giấy được sản xuất từ nguyên liệu cây gỗ cứng (là những loại cây có lá to, lá rụng vào mùa thu và mùa xuân), ví dụ như sồi, bạch dương, bạch đàn, dương liễu, đa, dầu…Giấy làm từ bột gỗ cứng có độ bền thấp, chất lượng giấy lỏng, độ hấp thụ mạnh, tạo nên các đặc tính: độ cứng, độ dày, độ sáng, độ mờ đục, độ mịn, khả năng in… của giấy.

2/ Sự khác nhau giữa bột giấy gỗ cứng và bột giấy gỗ mềm?

Trong cùng điều kiện, bột giấy gỗ mềm thường đắt hơn bột giấy gỗ cứng vì chu kỳ tăng trưởng của cây gỗ mềm dài hơn đáng kể so với cây gỗ cứng, tạo ra mức tiêu thụ năng lượng cao hơn làm cho chi phí sản xuất chung của bột gỗ mềm cao à Do đó chi phí nguyên liệu cho gỗ mềm cao hơn.

Ngoài ra, bột giấy gỗ cứng và bột giấy gỗ mềm còn một số điểm khác biệt khác như:

  • Sợi: Sợi gỗ mềm dài, mỏng và tinh khiết, chứa ít tạp chất; sợi gỗ cứng ngắn và dày, chứa nhiều tạp chất.
  • Thành phần lignin: Hàm lượng lignin của gỗ cứng ít hơn gỗ mềm khoảng 20-40%, vì vậy, gỗ cứng dễ làm bột giấy và dễ tẩy trắng hơn, cần tiêu thụ ít kiềm hơn.
  • Mật độ gỗ (Độ xếp chặt): có liên hệ chặt chẽ với chất lượng bột giấy. Gỗ cứng có mật độ cao hơn gỗ mềm.
  • Ứng dụng: Bột gỗ mềm là nguyên liệu tuyệt vời để làm giấy, thường dùng sản xuất giấy in văn bản, giấy in bản đồ, giấy công nghiệp… So với bột gỗ mềm, bột gỗ cứng kém hơn, nhưng vẫn thuộc loại bột giấy tốt, chủ yếu trộn với bột gỗ mềm và được dùng trong sản xuất giấy tráng, giấy tráng nhẹ…

Việc sử dụng từ “gỗ cứng” hay “gỗ mềm” chỉ dùng để gọi tên cây hoặc tên gỗ. Thực tế, có một số loại cây thuộc loại gỗ mềm nhưng vẫn cứng hơn cả cây thuộc loại gỗ cứng và ngược lại.

The post Sự khác nhau giữa bột giấy làm từ cây gỗ cứng và cây gỗ mềm appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
https://duyhungpaper.com/160/feed/ 0
Khái niệm mới về sắc độ màu: Off-white https://duyhungpaper.com/khai-niem-moi-ve-sac-do-mau-off-white/ https://duyhungpaper.com/khai-niem-moi-ve-sac-do-mau-off-white/#respond Sat, 15 Aug 2020 09:46:04 +0000 http://localhost/duyhungpaper.com/?p=156 Chúng ta thường nghĩ mình biết rõ về màu trắng (White), vốn là biểu tượng của sự thuần khiết, sạch sẽ và tích cực. Nhưng trong thế giới màu sắc đa dạng, màu trắng có thực sự là màu trắng? Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao cùng là màu trắng, nhưng có lúc […]

The post Khái niệm mới về sắc độ màu: Off-white appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
Chúng ta thường nghĩ mình biết rõ về màu trắng (White), vốn là biểu tượng của sự thuần khiết, sạch sẽ và tích cực. Nhưng trong thế giới màu sắc đa dạng, màu trắng có thực sự là màu trắng? Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao cùng là màu trắng, nhưng có lúc là trắng tinh, và có khi lại trắng sữa, hoặc trắng ngà? Khi rất nhiều sắc độ khác nhau của màu trắng được định danh, màu trắng lúc này cũng trở nên phong phú hơn. Và bạn có từng biết đến một khái niệm mới của màu sắc được hình thành: màu Off-white.

Màu Off-white là màu gì?

Off-white là thuật ngữ dùng để chỉ những sắc thái màu khác lệch một chút so với màu trắng tinh khiết. Nó bao gồm những gì thường được gọi là màu trắng nhạt, có thể được coi là một phần của bảng màu trung tính, như: trắng kem, trắng ngà, trắng vỏ trứng, trắng vani… với màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã, tinh khôi và phong phú… Chính vì điều đó, Off-white không phải ám chỉ một màu sắc nào, và nó cũng không có một mã màu riêng nào. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì Off-white chính là cách mô tả về bất kỳ một màu sắc nào liên quan đến màu trắng, nhưng không phải màu trắng tinh khiết.

Một số màu Off-white như: Cream (Kem), Eggshell (Vỏ trứng), Ivory (Ngà), Navajo white, Vanilla, Bone, Cornsilk (Râu bắp)…

Lịch sử của màu Off-white

Màu trắng được ghi nhận là một trong những màu đầu tiên từng được sử dụng trong nghệ thuật. Từ thời nguyên cổ, các nghệ sĩ đã sử dụng phấn trắng và canxit trong các bức tranh hang động thời kỳ đồ đá. Kể từ đó, màu trắng nổi bật trong suốt chiều dài lịch sử và thường được liên kết với những người có địa vị cao: Các linh mục và nữ tu sĩ ở Ai Cập cổ đại mặc màu trắng như một biểu tượng của sự thuần khiết; trong khi đó, người La Mã mặc áo choàng trắng như một dấu ấn thể hiện quyền công dân. Màu trắng cũng là một màu quan trọng đối với các tôn giáo lớn trên thế giới: Giáo hoàng đã mặc màu trắng từ năm 1566. Và màu này cũng được mặc bởi những người hành hương trong đạo Hồi. Màu trắng cũng là màu truyền thống của váy cưới.

Những màu Off-white cũng có một lịch sử lâu đời tương tự và thường được sử dụng để thay thế cho màu trắng tinh khiết. Tuy nhiên, có một số tên màu được định danh sớm hơn so với những tên màu khác. Ví dụ: Ivory (màu Trắng ngà) được ghi nhận từ năm 1385. Màu Vanilla thì được đặt tên từ năm 1925…

Ý nghĩa của màu Off-white

Mặc dù không hoàn toàn là màu trắng, vì không phải màu trắng tinh khiết, nhưng những màu Off-white vẫn được coi là màu trắng. Do vậy, những màu sắc này cũng mô tả sự thuần khiết và cao quý.

Với tôn giáo: màu trắng tượng trưng cho sự tốt lành, tâm linh và linh thiêng. Trong Kitô giáo, trẻ em mặc màu trắng cho lễ rửa tội và hiệp thông đầu tiên. Màu trắng cũng thường được liên kết với sự ngây thơ. Màu trắng cũng biểu thị sự khởi đầu mới hoặc một khởi đầu mới. Trong xã hội thượng lưu, những người phụ nữ đã đủ tuổi kết hôn mặc màu trắng cho lần ra mắt đầu tiên của họ. Thêm nữa, màu trắng cũng liên quan đến sự sạch sẽ. Đó là lý do tại sao các vật dụng được cho là sạch sẽ, chẳng hạn như nhà vệ sinh, bồn rửa hoặc ga trải giường thường có màu trắng truyền thống. Màu trắng cũng là màu của hòa bình. Chim bồ câu trắng là biểu tượng của hòa bình, trong khi một lá cờ trắng từ lâu đã được sử dụng để đại diện cho sự cầu hòa. Trong tâm lý màu sắc, màu trắng được cho là mang lại sự bình tĩnh, thoải mái và hy vọng.

Những tone màu Off-white có thể là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn một tông màu trung tính nhẹ hơn màu trắng tinh khiết. Vì lý do này, màu off-white thường được sử dụng trong sơn nhà, thiết kế nội thất hoặc đồ họa. Trong thiết kế thương hiệu, màu trắng được sử dụng để truyền đạt sự sạch sẽ, an toàn và tinh khiết. Các tone màu Off-white cũng gợi lên những cảm xúc tương tự, nhưng tạo cảm giác ấm áp và dịu mắt.

The post Khái niệm mới về sắc độ màu: Off-white appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
https://duyhungpaper.com/khai-niem-moi-ve-sac-do-mau-off-white/feed/ 0
In offset & In laser kỹ thuật số – Những tác động đến môi trường https://duyhungpaper.com/in-offset-in-laser-ky-thuat-so-nhung-tac-dong-den-moi-truong/ https://duyhungpaper.com/in-offset-in-laser-ky-thuat-so-nhung-tac-dong-den-moi-truong/#respond Sat, 15 Aug 2020 09:39:15 +0000 http://localhost/duyhungpaper.com/?p=152 In offset và in laser kỹ thuật số là hai phương pháp in gần như được sử dụng nhiều nhất trong in ấn hiện nay. Bên cạnh những tính năng nổi bật thì cả hai phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm khó có thể khắc phục, đặc biệt là những ảnh hưởng […]

The post In offset & In laser kỹ thuật số – Những tác động đến môi trường appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>

In offset và in laser kỹ thuật số là hai phương pháp in gần như được sử dụng nhiều nhất trong in ấn hiện nay. Bên cạnh những tính năng nổi bật thì cả hai phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm khó có thể khắc phục, đặc biệt là những ảnh hưởng đối với môi trường.

In kỹ thuật số là kiểu in nhanh chóng và dễ dàng khi in các ấn phẩm có số lượng nhỏ mà không cần phải trải qua giai đoạn set-up máy móc phức tạp. Trong khi đó, in offset (hay còn gọi là in thạch bản) là phương pháp giúp sản xuất ra bản in số lượng lớn theo cách tiết kiệm chi phí nhất.

Nhìn chung, 02 phương pháp này đều có một lượng rác thải công nghiệp là giấy vụn (từ việc cắt giấy), hoặc bao bì, nhãn mác của các loại mực in, các loại vật liệu phục vụ cho công việc in ấn… Tuy nhiên, xét về tính chất thì 2 phương pháp này có những loại chất thải khác nhau.

Về tính hiệu quả

Thông thường, khi in offset, người ta thường tính thừa giấy khoảng 200 tờ in để bù hao cho những sai sót xảy ra khi màu in chưa chuẩn. Do đó, lượng giấy thải ra môi trường nhiều hơn đáng kể so với in kỹ thuật số.

Máy in kỹ thuật số thì thường chạy với hiệu quả 100% trong việc sử dụng mực. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù chạy với hiệu suất 100%, in kỹ thuật số vẫn thường sử dụng nhiều mực hơn.

Phát thải VOC

Phát thải VOC (hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) là các nguyên tố có trong mực in, giải phóng nhiều loại khí nguy hiểm trong quá trình phản ứng hóa học. Tất nhiên, lượng khí thải cho cả in offset và in kỹ thuật số đều thấp hơn mức phát thải theo quy định – VOC trong ngành in không gây rủi ro tức thì cho sức khỏe của các nhà khai thác in, nhưng về lâu dài nếu không được xử lý cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề hô hấp hoặc hệ thần kinh của các thợ in.

Phát thải VOC thường cao hơn trong mỗi lần in Offset chỉ có vài lượt chạy ngắn. Tuy nhiên, in Offset lại phát ra ít hơn 80% VOC so với in kỹ thuật số khi được sử dụng cho những lần in có lượt chạy dài. Đây cũng là một trong các lý do tại sao chúng ta được khuyến khích sử dụng in kỹ thuật số cho các đơn đặt hàng in khối lượng nhỏ và chuyển sang in Offset cho khối lượng lớn hơn.

Các chất thải khác

Trong quá trình xưởng in hoạt động, có phát sinh các nguồn ô nhiễm:

  • Nước thải của quá trình tráng, rửa kẽm; nước thải mực in từ quá trình rửa máy móc…
  • Chất thải nguy hại khác như mực in, hộp mực in, các hóa chất sử dụng trong quá trình in ấn…

Do đó, hiện nay, nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giảm lượng chất ô nhiễm trước khi dùng công nghệ để xử lý, như:

  • Phân loại các dòng nước thải riêng biệt để thuận tiện cho xử lý.
  • Sử dụng mực in thân thiện với môi trường.
  • In từng màu riêng biệt hoặc dùng mực in đặc biệt để giảm số lần rửa lô cho mỗi lần in.
  • Rửa mực chỉ khi thay màu hoặc khi có sự cố mực bị khô.
  • Dùng những chất tẩy rửa không có dung môi độc hại như xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có thể dùng lại nhiều lần.

Mọi hoạt động sản xuất công nghiệp đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường. Thật khó để đòi hỏi một hoạt động sản xuất hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất kinh doanh góp phần cải tạo, duy trì sự phát triển của tự nhiên sẽ giúp chúng ta cùng nhau phát triển lâu dài và bền vững hơn. Đó cũng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hướng đến, nhằm thể hiện ý thức trách nhiệm của họ với cộng đồng xã hội.

The post In offset & In laser kỹ thuật số – Những tác động đến môi trường appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
https://duyhungpaper.com/in-offset-in-laser-ky-thuat-so-nhung-tac-dong-den-moi-truong/feed/ 0
Những ứng dụng tuyệt vời của giấy Synthetic https://duyhungpaper.com/nhung-ung-dung-tuyet-voi-cua-giay-synthetic/ https://duyhungpaper.com/nhung-ung-dung-tuyet-voi-cua-giay-synthetic/#respond Sat, 15 Aug 2020 09:25:41 +0000 http://localhost/duyhungpaper.com/?p=148 Giấy synthetic đang phát triển ngày càng phổ biến với một số lợi thế. Độ bền và tính thân thiện với môi trường (dù vẫn còn tạo nhiều tranh luận) là những lợi ích vượt trội của giấy synthetic khi được đem ra so sánh với giấy truyền thồng. Và dưới đây là một số […]

The post Những ứng dụng tuyệt vời của giấy Synthetic appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
Giấy synthetic đang phát triển ngày càng phổ biến với một số lợi thế. Độ bền và tính thân thiện với môi trường (dù vẫn còn tạo nhiều tranh luận) là những lợi ích vượt trội của giấy synthetic khi được đem ra so sánh với giấy truyền thồng. Và dưới đây là một số ứng dụng của giấy synthetic mà bạn có thể tham khảo.

So với từ “giấy nhựa tổng hợp” thì từ synthetic nghe có vẻ lạ lẫm hơn. Giấy nhựa, hay giấy nhựa tổng hợp, hay giấy synthetic nhìn rất giống với giấy được làm từ bột giấy thông thường, tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất đó chính là nó được làm từ polyester thay vì xơ sợi cellulose. Điều này có nghĩa là thành phần cơ bản của giấy synthetic chính là nhựa. Được sản xuất bằng cách sử dụng nhựa tổng hợp lấy được từ quá trình đùn dầu mỏ, giấy synthetic được thiết kế để có độ bền giống như nhựa, trong khi đó vẫn tạo cảm giác và có các đặc tính về in ấn giống như của giấy truyền thống.

Vì là giấy nhựa nên giấy synthetic có chất lượng giống như tờ phim, nghĩa là có thể kháng dầu mỡ, khả năng kháng xé rách và không thấm nước. Với những đặc tính trên, rõ ràng loại giấy này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho một số ứng dụng thực tế.

Giấy synthetic có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng thương mại khác nhau

Giấy synthetic được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Loại giấy này cực kỳ phù hợp cho bao bì ngành dược phẩm và mỹ phẩm. Bởi bao bì của 2 ngành công nghiệp này đều yêu cầu cao về độ bền. Ngành thực phẩm và đồ uống cũng vậy. Với tính chống thấm nước và chống thấm dầu, giấy synthetic là lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu in ấn, đóng gói và nhãn mác.

giấy synthetic là lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu in ấn, đóng gói và nhãn mác

Giấy synthetic và những ấn phẩm ngoài trời?

Có rất nhiều ứng dụng ngoài trời mà bạn có thể sử dụng giấy synthetic. Chẳng hạn, với các yêu cầu ở những khu vườn ươm, các thẻ tên của mấy cây giống… Hầu hết các cây giống tại những khu vườn ươm đều được dán nhãn. Bạn không thể phủ nhận sự tiện lợi của giấy synthetic để thay vào đó là in thẻ tên trên giấy thông thường, sau đó ép nhựa để bảo vệ nó khỏi thấm nước khi tưới tiêu. Thật bất hợp lý và thiếu thẩm mỹ. Do vậy, một chiếc thẻ tên bằng giấy synthetic là sự lựa chọn tốt nhất.

Giấy synthetic còn là giải pháp tuyệt vời cho các ấn phẩm ngoài trời như biển quảng cáo (billboard), tờ poster dán ngoài cửa kính, hoặc vòng đeo tay kiểm soát thay cho vé vào cổng của các khu vui chơi… Việc sử dụng vé giấy truyền thống khiến các công viên rất khó khăn khi kiểm soát các lượt khách ra vào. Vé giấy lại nhanh nhàu nát và rách khi gặp nước, người chơi khó bảo quản khi tập trung vui chơi. Do vậy, với đặc tính bền, nhẹ, xé không rách và kháng thấm nước, lại dễ dàng in ấn, một chiếc vòng tay bằng giấy synthetic sẽ là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho vé vào cổng truyền thống.

Vòng đeo tay được làm từ giấy synthetic

thẻ tên của cây giống được làm từ giấy synthetic

Thẻ căn cước hoặc những tấm bằng tốt nghiệp?

Giấy synthetic có thể được sử dụng để in những tấm thẻ căn cước cũng như thẻ dành cho khách thăm viếng ở những khu tham quan di tích, hoặc trong các tòa nhà văn phòng. Vì những tấm thẻ này yêu cầu về khả năng chống mài mòn – đây là đặc tính mà giấy synthetic đang sở hữu. Những tấm bằng chứng nhận trên giấy synthetic cũng là một đề xuất không tồi. Bởi độ nhăn của giấy hầu như không có. Yếu tố này giúp cho những tấm bằng luôn được phẳng phiu và đảm bảo về mặt hiển thị.

Một ứng dụng khác của giấy synthetic

Như các bạn cũng đã thấy, giấy synthetic có rất nhiều ứng dụng và lợi ích rõ ràng mà giấy truyền thống không thể có được. Giấy synthetic còn được tin rằng rất thân thiện với môi trường, không sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất… Hãy đảm bảo bạn đang sử dụng giấy synthetic chất lượng để có được kết quả in ấn tốt nhất cho các dự án của mình nhé!

The post Những ứng dụng tuyệt vời của giấy Synthetic appeared first on Công Ty TNHH Duy Hưng.

]]>
https://duyhungpaper.com/nhung-ung-dung-tuyet-voi-cua-giay-synthetic/feed/ 0