.st0{fill:#FFFFFF;}

Tin tức

In offset & In laser kỹ thuật số – Những tác động đến môi trường

In offset và in laser kỹ thuật số là hai phương pháp in gần như được sử dụng nhiều nhất trong in ấn hiện nay. Bên cạnh những tính năng nổi bật thì cả hai phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm khó có thể khắc phục, đặc biệt là những ảnh hưởng đối với môi trường.

In kỹ thuật số là kiểu in nhanh chóng và dễ dàng khi in các ấn phẩm có số lượng nhỏ mà không cần phải trải qua giai đoạn set-up máy móc phức tạp. Trong khi đó, in offset (hay còn gọi là in thạch bản) là phương pháp giúp sản xuất ra bản in số lượng lớn theo cách tiết kiệm chi phí nhất.

Nhìn chung, 02 phương pháp này đều có một lượng rác thải công nghiệp là giấy vụn (từ việc cắt giấy), hoặc bao bì, nhãn mác của các loại mực in, các loại vật liệu phục vụ cho công việc in ấn… Tuy nhiên, xét về tính chất thì 2 phương pháp này có những loại chất thải khác nhau.

Về tính hiệu quả

Thông thường, khi in offset, người ta thường tính thừa giấy khoảng 200 tờ in để bù hao cho những sai sót xảy ra khi màu in chưa chuẩn. Do đó, lượng giấy thải ra môi trường nhiều hơn đáng kể so với in kỹ thuật số.

Máy in kỹ thuật số thì thường chạy với hiệu quả 100% trong việc sử dụng mực. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù chạy với hiệu suất 100%, in kỹ thuật số vẫn thường sử dụng nhiều mực hơn.

Phát thải VOC

Phát thải VOC (hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) là các nguyên tố có trong mực in, giải phóng nhiều loại khí nguy hiểm trong quá trình phản ứng hóa học. Tất nhiên, lượng khí thải cho cả in offset và in kỹ thuật số đều thấp hơn mức phát thải theo quy định – VOC trong ngành in không gây rủi ro tức thì cho sức khỏe của các nhà khai thác in, nhưng về lâu dài nếu không được xử lý cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề hô hấp hoặc hệ thần kinh của các thợ in.

Phát thải VOC thường cao hơn trong mỗi lần in Offset chỉ có vài lượt chạy ngắn. Tuy nhiên, in Offset lại phát ra ít hơn 80% VOC so với in kỹ thuật số khi được sử dụng cho những lần in có lượt chạy dài. Đây cũng là một trong các lý do tại sao chúng ta được khuyến khích sử dụng in kỹ thuật số cho các đơn đặt hàng in khối lượng nhỏ và chuyển sang in Offset cho khối lượng lớn hơn.

Các chất thải khác

Trong quá trình xưởng in hoạt động, có phát sinh các nguồn ô nhiễm:

  • Nước thải của quá trình tráng, rửa kẽm; nước thải mực in từ quá trình rửa máy móc…
  • Chất thải nguy hại khác như mực in, hộp mực in, các hóa chất sử dụng trong quá trình in ấn…

Do đó, hiện nay, nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giảm lượng chất ô nhiễm trước khi dùng công nghệ để xử lý, như:

  • Phân loại các dòng nước thải riêng biệt để thuận tiện cho xử lý.
  • Sử dụng mực in thân thiện với môi trường.
  • In từng màu riêng biệt hoặc dùng mực in đặc biệt để giảm số lần rửa lô cho mỗi lần in.
  • Rửa mực chỉ khi thay màu hoặc khi có sự cố mực bị khô.
  • Dùng những chất tẩy rửa không có dung môi độc hại như xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có thể dùng lại nhiều lần.

Mọi hoạt động sản xuất công nghiệp đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường. Thật khó để đòi hỏi một hoạt động sản xuất hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất kinh doanh góp phần cải tạo, duy trì sự phát triển của tự nhiên sẽ giúp chúng ta cùng nhau phát triển lâu dài và bền vững hơn. Đó cũng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hướng đến, nhằm thể hiện ý thức trách nhiệm của họ với cộng đồng xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}